Với soạn bài Làm một bài thơ tám chữ trang 23, 24, 25 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Làm một bài thơ tám chữ - Chân trời sáng tạo
Quảng cáo
Soạn bài: Làm một bài thơ tám chữ - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)
* Khái niệm:
- Thơ tám chữ: là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc không chia khổ và có cách ngắt nhịp đa dạng. Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc (chẳng hạn như: sông- hồng; cá-mã; giang-làng (Quê hương, Tế Hanh).
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 24 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm một bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc của em về gia đình, bạn bè, thiên nhiên….
Bước 1: Chuẩn bị
• Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách thể hiện cảm xúc, suy ngẫm về cuộc sống của các nhà thơ. Ví dụ: cách thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh, cách thể hiện tình cảm đối với bà của nhà thơ Bằng Việt...
• Quan sát, suy ngẫm về cuộc sống xung quanh: hình ảnh quê hương; hình ảnh người thân, bạn bè, thầy cô; hình ảnh thiên nhiên...
• Định hình cảm xúc được gợi lên từ sự vật, hiện tượng: vui, buồn, bùi ngùi, thương nhớ...
• Hình dung người đọc bài thơ này có thể là những ai (người lớn, trẻ em...) để chọn cách diễn đạt cho phù hợp.
Bước 2: Làm thơ
Quảng cáo
• Diễn đạt cảm xúc, suy ngẫm của em bằng những từ ngữ, hình ảnh sống động, gợi cảm, ví dụ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng (Tế Hanh).
• Dùng từ láy, các biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ), hình ảnh tượng trưng.... để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ. Ví dụ: hình ảnh “bếp lửa” (Bếp lửa – Bằng Việt), biện pháp so sánh Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã (Quê Hương - Tế Hanh).
• Lựa chọn, bổ sung hoặc giảm bớt số từ trong một dòng thơ, đảm bảo mỗi dòng thơ có tám chữ.
• Gieo vần chân theo từng cặp (cùng thanh bằng hoặc thanh trắc) ở tiếng thứ 8 của hai dòng thơ liền nhau. Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần giống.
• Sử dụng dấu câu phù hợp để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt cho bài thơ sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.
• Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem âm thanh, nhịp điệu của bài thơ có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
Quảng cáo
Bước 3: Chỉnh sửa
• Dùng bảng kiểm sau để kiểm tra hình thức và nội dung bài thơ:
Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ tám chữ
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Hình thức |
Có các dòng thơ tám chữ |
||
Gieo vần đúng quy cách của thơ tám chữ |
|||
Sử dụng một số biện pháp tu từ |
|||
Từ ngữ trong bài thơ thể hiện được điều người viết muốn nói. |
|||
Có một số hình ảnh sinh động, thể hiện được chủ đề của bài thơ. |
|||
Có độ dài tối thiểu bốn dòng thơ. |
|||
Nội dung |
Bài thơ thể hiện được cảm xúc, suy ngẫm về con người hoặc thiên nhiên |
||
Nhan đề phù hợp với nội dung bài thơ |
Đọc lại bài thơ từ vai của người đọc và trả lời câu hỏi:
- Điều em thích nhất ở bài thơ này là gì?
Quảng cáo
- Nên điều chỉnh những gì để giúp bài thơ hay hơn?
* Bài thơ tham khảo:
MẸ TÔI
Có người mẹ hơn nửa đời tần tảo
Nặng trên vai chuyện cơm áo gạo tiền
Luôn nhẫn nại giữa dòng đời vạn biến
Nét nhân từ Người sánh tựa cô tiên.
Có người mẹ qua bao mùa giông bão
Lắm khó khăn da thô ráp chai sần...
Đổi tuổi xuân cùng mồ hôi nước mắt
Cho con mình được khôn lớn thành nhân.
Có người mẹ tấm lòng luôn rộng mở
Chở che con tha thứ lúc lỗi lầm
Dù phải nhận về mình bao cay đắng
Chẳng oán hờn vì hai chữ tình thâm.
Có người mẹ giờ đây không còn nữa
Bóng hình người mãi ngự trị tim tôi
Không giàu sang không uy quyền địa vị
Luôn yêu thương trân quý nhất trên đời...!!!
TRÁI TIM CỦA MẸ
Con sinh ra nơi tiếng khóc chào đời
Nghe tiếng hát à ơi con của Mẹ
Dòng sữa ngọt Mẹ cho con từ bé
Miếng cơm nhai từ đứa trẻ nằm nôi
Tập cho con biết nói lại biết ngồi
Biết vòng tay nụ cười con ạ Mẹ
Chạy lẫm đẫm, Mẹ theo sau sợ té
Giọt mồ hôi đỗ nhẹ trán Mẹ rồi
Mẹ vẫn cười nét hiền hậu Mẹ ôi!
Vòng tay ấm ôm con rồi siết chặt
Ôi sung sướng con nhìn qua ánh mắt
Ngấn lệ trào trên khuôn mặt Mẹ yêu
Những đêm Đông giá lạnh gió thổi nhiều
Mẹ trăn trở ôm con yêu của Mẹ
Dỗ giấc nồng nhè nhẹ hát lời ru
Biết gì đâu một đứa nhỏ đần đù
Ngồi cạnh Mẹ bóng mù u che mát
Lo cho con những cơm chiều đạm bạc
Đi học về nghe câu hát Mẹ yêu
Mẹ cho con tình mang nặng quá nhiều
Mười ba tuổi biết bao nhiêu nặng nợ
Tóc phai màu con còn nhớ Mẹ ơi!
Đứa con yêu thương nhớ Mẹ suốt đời
Mùa hạ đến, nước mắt rơi ngày giỗ Mẹ!!
Bài giảng: Làm một bài thơ tám chữ - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
Ôn tập trang 30
Tri thức ngữ văn trang 32
Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
Săn SALE shopee tháng này:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L'Oreal mua 1 tặng 3
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác